HIỆU ỨNG MATTHEW: What Is It and How Can You Avoid It In Your Classroom?

18:33


Dạo này đọc thấy nhiều hoàn cảnh dạng “đã nghèo lại gặp cái eo” - “chó cắn áo rách” - “con nhà nghèo nhưng mắc bệnh nhà giàu”, dạng như anh Mình ruồi, hay mới đây nhất là anh chàng Tập bắt trộm bị cải tạo không giam giữ 6 tháng- bố thị treo cổ tự tử vì bức xúc, miền trung đã nghèo lại hay gặp lũ lụt - thời tiết khắc nghiệt, bệnh hiểm nghèo toàn nhẩy vào nhà khó khăn……vv. Có thể “tạm” tựu chung 1 điểm hẩu hết những người này đều có mức sống - học thức không cao, sống ở miền quê nào đó (không hẳn là thành phố lớn) chết bởi những thứ tưởng như nhỏ nhặt - không đáng. Còn thực sự không nhiều những người có mức sống - học thức cao hơn bị rơi vào hoàn cảnh “bần cùng” - “không lối thoát” dạng này……họ thường giải quyết 1 cách nhẹ nhàng, đơn giản hơn và quan trọng nhất không đẩy mình thành “nạn nhân” xấu số nào đó để được lên báo.

Tại sao những người yếu thế trong XH lại thường có xu hướng “bi đát” cuộc đời của mình nhiều đến vậy?
- Vì số lượng họ nhiều ư? - cũng một phần,
- Vì họ quá ngây thơ - thiếu hiểu biết ư? - có vẻ hợp lý,
- Hay theo tư duy mê tín - do kiếp trước họ làm nhiều điều xấu nên kiếp này họ phải chịu - nói thật cá nhân không tin.

Lý do duy nhất - hợp lý - có logic và lý luận đàng hoàng: họ xuất phát chậm - họ sai lầm và vấp ngã ngay ở những bước bản lề……rồi khoảng cách của họ với những người khác càng ngày càng lớn hơn - họ dần già đi - yếu dần - họ đuối sức khi nhìn những người thành công khác bỏ họ quá xa sau lưng, họ tuyệt vọng - sợ hãi, rồi dần chấp nhận số phận đời mình.

Bài viết về hiệu ứng Matthew dưới đây sẽ làm rõ hơn phần nào (đã lược bớt từ bài gốc). Ghi chú cho những ông bố bà mẹ nào có trẻ nào dưới 8 tuổi thì nên đọc.

Ps: Chọn hình minh họa này vì không còn gì thật hơn - không che dấu - không câu chữ giải thích lòng vòng.
————————————————

HIỆU ỨNG MATTHEW: “AI THÀNH CÔNG NGAY TỪ BAN ĐẦU CÓ CƠ HỘI VƯƠN XA HƠN, và ngược lại, AI CHƯA THÀNH CÔNG SẼ DẦN BỊ THÀNH CÔNG BỎ QUÊN”.

Hiệu hứng Matthew - được nghĩ ra bởi nhà xã hội học Robert Merton, hiệu ứng Matthew có tên gọi bắt nguồn từ một đoạn trong kinh Tân Ước: “Với những ai được trao tặng từ trước, anh ta sẽ có ngày một nhiều hơn; nhưng kẻ chẳng có gì lúc ban sơ sẽ bị tước dần đi thứ anh ta gầy dựng” đại để có thể dịch là ai thành công ngay từ khi bắt đầu sẽ có nhiều cơ hội để ngày càng vươn xa hơn nữa ngược lại, ai chưa thành công sẽ dần dần bị thành công khước từ bỏ quên.

Vốn dĩ từ đầu được ứng dụng vào các ngành khoa học tái diễn mô tả tình huống, lĩnh vực mà đồng thời gặt hái được nhiều thành công từ các ý tưởng của những lão làng trong nghiên cứu cũng như từ công trình tìm tòi của những người vô danh, hiệu ứng Matthew đã và đang được nhận ra ở cả trong kinh tế, chính trị, giáo dục và nhiều lĩnh vực phạm trù khác.

Người tiên phong trong việc nghiên cứu hiệu ứng Matthew ở lĩnh vực giáo dục là Keith Stanovich, hiện đang giảng dạy tâm lý học ứng dụng và sự phát triển của con người tại đại học Toronto. Stanovich sử dụng thuật ngữ nhằm miêu tả hiện tượng về khả năng thực hành các kĩ năng đọc ở người mới bắt đầu. Thông qua quan sát, mô tả của Stanovich, người ta nhận ra:

{“Những ai sớm bắt được chìa khoa then chốt, bản chất trong việc sử dụng, thành thạo các kỹ năng đọc sẽ đạt được nhiều thành công khi học hành về sau, trong khi đó ở một số chật vật, thất bại vào ba, bốn năm đầu trường lớp sẽ phải chật vật hơn trong cuộc sống sau này nếu phải học thêm nhiều kĩ năng mới khác. Đó là bởi vì những trẻ bị thua kém, bị vượt mặt khi học đọc sẽ đọc ít đi, điều này càng làm tăng khoảng cách về mặt trình độ giữa chúng và bạn cùng lứa.”}

Để rồi sau này, khi học sinh cần “đọc để học” (mà chặng đường trước đó là học để đọc), khó khăn khi đọc sẽ khiến chúng chật vật hơn nhiều trong hầu hết các môn học. Càng ngày càng ngày chúng bị bỏ xa hơn trong trường lớp, thua kém bạn bè đồng trang lứa của mình.

“Khả năng đọc bị hạn chế dẫn đến nhiều hậu quả về nhận thức, hành vi, ý chí sẽ làm cản trở sự phát triển hoàn thiện của hoạt động trí não cũng như khả năng đáp ứng các yêu cầu chuyên môn”, Stanovich phát biểu. “Càng để điều này diễn ra lâu, càng chật vật hơn khi nỗ lực hoàn thiện vấn đề liên quan đến nhận thức hành vi. Nói đơn giản, dễ hiểu song đáng buồn như lời một đứa trẻ 9 tuổi bị thụt lùi trong việc đọc so với bạn mình, rằng “Khả năng đọc ảnh hưởng đến mọi thứ em làm”.

Nhà xã hội học Daniel Rigney, tác giả của cuốn sách “Hiệu ứng Matthew: Làm thế nào để ưu điểm hiện tại phát triển xa hơn nữa?” bổ sung thêm rằng: “Các nhà tâm lý học giáo dục nhận thấy rằng những trẻ thích đọc có xu hướng đọc ngày một nhiều hơn. Đọc nhiều hơn giúp chúng dần hoàn thiện kĩ năng đọc cũng như đánh thức nơi chúng niềm say mê tìm kiếm trí thức nhân loại từ sách vở. Theo cách thức này, hiệu ứng đã tác động vào chính nó, tạo ra một vòng phát triển khép kín, không chịu tác động bên ngoài. Đứa trẻ ghét đọc sẽ đọc ít đi, kìm hãm sự tiến bộ của khả năng đọc cũng như thành công trong học tập, biến việc đến trường trở thành một trải nghiệm ngày một tồi tệ hơn.

Nhiều năm trôi qua, khoảng cách giữa người đọc tốt và đọc kém ngày càng tăng lên. {Đối với nhiều trẻ chật vật với điểm số thời tiểu học, thất bại khi đọc viết càng trở nên ám ảnh}. Hầu hết những trẻ được đánh giá là gặp khó khăn trong việc học, thiếu thiên tư, năng khiếu đều phải nỗ lực nhiều hơn cả khi đọc- viết.

{“Các nhà tâm lý học phát triển đồng tình rằng năng khiếu bẩm sinh cộng với môi trường bên ngoài sẽ tạo điều kiện thuận lợi hay cản trở cho sự tiến bộ trong kĩ năng đọc”}, Rigney nhấn mạnh:

{“Những học sinh có năng khiếu bẩm sinh về ngôn ngữ cũng như được lớn lên, phát triển trong môi trường xã hội đòi hỏi giao tiếp hiển nhiên hưởng lợi thế gấp đôi, gấp ba lần. Cùng lúc đó, học sinh bị hạn chế về mặt ngôn ngữ chưa kể phải trải qua nhiều trở ngại kinh tế- xã hội trong đời sống thường ngày như cá mắc cạn, khó khăn chất chồng nhân đôi. Điều này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của chúng khi mà nhịp điệu sống hiện đại đòi hỏi con người phải nắm bắt thông tin nhanh chóng, chính xác và hiển nhiên đọc là điều kiện tất yếu tối quan trọng.}

Bởi lẽ, khó khăn khi đọc thường chuyển hóa cũng như làm tồi tệ hơn bất lợi về mặt kinh tế, về mặt cá nhân. Dù có hay không, ít hay nhiều, những học sinh hãy còn ít tuổi nhưng phải chật vật với chứng khó đọc rồi đây học vấn tương lai, các mối liên hệ xã hội, khả năng tài chính về sau này của chúng cũng bị tác động, ảnh hưởng nặng nề. Có một chiều kích, xu hướng xã hội quen thuộc mà ai cũng ngầm hiểu rõ: {người đọc thành thạo thường chọn bạn là những ai đọc rộng hiểu nhiều, trong khi đó người ít đọc lại tìm kiếm bạn bè sẽ chia sẻ những thói quen chung.}

Trong một bản luận văn 2012, nhà tâm lý học Schwartz Fellow Annie Murphy Paul báo cáo rằng {năm quan trọng nhất, ảnh hưởng đến sự nghiệp học thuật, tương lai của một cá nhân nhất là vào năm lớp 3}. “Đây là năm mà học sinh chuyển từ giai đoạn học đọc- tìm đoán nghĩa của từ thông qua việc vận dụng kiến thức về bản chữ cái- sang giai đoạn đọc để học,” cô nói. “Những cuốn sách lúc này đòi hỏi ở trẻ khả năng vận dụng linh hoạt, thành thạo khả năng đọc bằng việc lấp đầy những nghi vấn , trả lời các câu hỏi về thái dương hệ, Chiến tranh với người bản địa, hay cuộc Nội chiến Hoa Kỳ, không còn nữa sách minh họa với chỉ dẫn đơn giản, vui tươi, đầy màu sắc. Với những trẻ tới giai đoạn này nhưng chưa thấy sự tiến bộ, thuần thục ở khả năng đọc, chúng sẽ rớt lại phía sau và hầu hết trong số chúng đều nhận thấy khoảng cách giữa mình và bạn ngày càng xa xôi, cách biệt.”

Theo lời của Malcolm Gladwell, tác giả của cuốn “Phía bên ngoài”, “Cây sồi cao nhất không chỉ bởi nó mọc từ trái sồi cứng cáp nhất mà còn vì chẳng có cây nào che khuất đi ánh sáng mặt trời, mặt đất xung quanh mỡ màu, không lấy một con thỏ nhai lấy khi nó còn là cây non, và cũng chẳng bị một người tiều phu nào đốn trước khi nó kịp trưởng thành.” Hãy làm tất cả những gì có thể trong năng lực của bạn để phát triển tiềm năng nơi con mình.

Nguyễn Kiều Anh Trang dịch
Nguồn: http://www.opencolleges.edu.au/informed/features/the-matthew-effect-what-is-it-and-how-can-you-avoid-it-in-your-classroom/

You Might Also Like

0 nhận xét