Hiệu ứng chim mồi (The decoy effect)

12:29


“Khách hàng có xu hướng thay đổi quan điểm của mình giữa hai lựa chọn khi có một lựa chọn thứ ba ít hấp dẫn hơn xuất hiện.”

Bảng niêm yết giá của tờ báo Economist được đưa ra như sau:

  • Ấn phẩm báo web – $59
  • Ấn phẩm báo in – $125
  • Ấn phẩm báo web và in – $125
Dường như ai cũng sẽ chọn lựa chọn cuối cùng, đúng không? Giáo sư Dan Ariely đã thực hiện thí nghiệm bằng cách cho các sinh viên của trường đại học MIT đặt mua các ấn phẩm của tờ Economist. Kết quả như sau:

  • Ấn phẩm báo web – $59 (16 sinh viên)
  • Ấn phẩm báo in – $125 (0 sinh viên)
  • Ấn phẩm báo web và in –$125 (84 sinh viên)
Tổng doanh thu: $11,444

Khi lựa chọn thứ 2 được gỡ đi và thử nghiệm trên một nhóm sinh viên khác với số lượng tương đương, kết quả như sau:

  • Ấn phẩm báo web – $59 (68 sinh viên)
  • Ấn phẩm báo web và in – $125 (32 sinh viên)
Tổng doanh thu: $8,012

Có một sự khác biệt lên đến 30% trên tổng doanh thu khi sử dụng hiệu ứng chim mồi.

Phương pháp định giá của Apple cũng thường sử dụng hiệu ứng này. Theo ví dụ trong hình, chúng ta có thể thấy được, phiên bản 32GB được thiết kế bắt mắt hơn so với hai phiên bản 16GB đầu tiên.

Ứng dụng marketing:
Bạn có thề sử dụng hiệu ứng chim mồi trong bất kỳ trường hợp nào phải đưa ra sự lựa chọn. Bằng cách thêm các yếu tố ít hấp dẫn hơn, chúng ta có khả năng nâng cao xác suất và xu hướng lựa chọn đối với sản phẩm chiến lược của mình lên nhiều lần so với để chúng đứng một mình.

You Might Also Like

0 nhận xét