Phật chỉ cách thoát nghèo
15:581. Nguyên tắc thứ nhất: Không bao giờ mong giàu
Nguyên nhân của những dằn vặt, đau khổ mà người nghèo phải trải qua đó là luôn khát khao được giàu có. Tuy nhiên phải làm phước, phải có phước thì mới có tiền. Phước ở đây chính là những việc làm lợi ích chúng ta giúp người, giúp đời. Còn suốt ngày chỉ ngồi nghĩ về tiền thì tiền càng không đến, càng mong muốn nhiều tiền thì tiền càng không có.
2. Nguyên tắc thứ hai: Phải hiểu rằng nghèo là do mình đã phạm sai lầm gì đó trong quá khứ, luôn ghi nhớ điều này đồng thời sám hối nghiệp xưa
Chúng ta cần phân biệt rõ ranh giới giữa việc “không cần tiền” và “ra vẻ không cần tiền”. Đừng để việc không cần tiền tiến thành thái độ tự thấy mình ngon lành mà không cần giàu, không thèm giàu rồi vênh mặt lên coi thường tất cả. Cái “ra vẻ” sẽ khiến ta nghèo mãi.
Thái độ đúng ở đây là biết chắc chắn mình đã phạm sai lầm gì đó trong quá khứ mà bây giờ không tự nhìn ra được. Chính cái biết này là sự sám hối âm thầm giúp ta nhanh chóng thoát khỏi nghiệp cũ.
3. Nguyên tắc thứ ba: Biết rằng nhờ cảnh nghèo mà mình thương yêu được mọi cảnh khổ trên đời mà nếu giàu có thể chưa chắc đã có
Người sinh ra trong cảnh giàu có thường không thể thấu hiểu và cảm thông được nỗi khổ của người nghèo vì họ chưa từng trải qua.
Cho nên hãy vui mừng vì nhờ nghèo mà mình thương yêu được rất nhiều người bị những người khác bỏ quên.
Thương yêu được mọi người là chất liệu, nền tảng của những việc thiện lành, những việc tạo ra phước đức giúp chúng ta vượt lên.
4. Nguyên tắc thứ tư: Dù nghèo những vẫn cố gắng chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh
Người nghèo làm phước rất dễ dàng. Họ có thể bỏ ra cả triệu đồng để bố thí nhưng vẫn không thể quý bằng người nghèo giúp được một người qua cơn đói với bữa cơm đạm bạc.
Thời xưa đã có người từng hỏi Phật: “Con nghèo quá, không có gì để bố thí cả”. Phật trả lời: “Không ai nghèo đến mức không có một hạt cơm để bố thí cho con kiến”.
Sự cố gắng chia sẻ thiếu thốn với người khó khăn hơn mình là phước đức rất lớn, là quà tặng của đất trời ban tặng cho người nghèo. Nhờ vậy mà cuộc sống sẽ được tốt dần lên.
2. Nguyên tắc thứ hai: Phải hiểu rằng nghèo là do mình đã phạm sai lầm gì đó trong quá khứ, luôn ghi nhớ điều này đồng thời sám hối nghiệp xưa
Chúng ta cần phân biệt rõ ranh giới giữa việc “không cần tiền” và “ra vẻ không cần tiền”. Đừng để việc không cần tiền tiến thành thái độ tự thấy mình ngon lành mà không cần giàu, không thèm giàu rồi vênh mặt lên coi thường tất cả. Cái “ra vẻ” sẽ khiến ta nghèo mãi.
Thái độ đúng ở đây là biết chắc chắn mình đã phạm sai lầm gì đó trong quá khứ mà bây giờ không tự nhìn ra được. Chính cái biết này là sự sám hối âm thầm giúp ta nhanh chóng thoát khỏi nghiệp cũ.
3. Nguyên tắc thứ ba: Biết rằng nhờ cảnh nghèo mà mình thương yêu được mọi cảnh khổ trên đời mà nếu giàu có thể chưa chắc đã có
Người sinh ra trong cảnh giàu có thường không thể thấu hiểu và cảm thông được nỗi khổ của người nghèo vì họ chưa từng trải qua.
Cho nên hãy vui mừng vì nhờ nghèo mà mình thương yêu được rất nhiều người bị những người khác bỏ quên.
Thương yêu được mọi người là chất liệu, nền tảng của những việc thiện lành, những việc tạo ra phước đức giúp chúng ta vượt lên.
4. Nguyên tắc thứ tư: Dù nghèo những vẫn cố gắng chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh
Người nghèo làm phước rất dễ dàng. Họ có thể bỏ ra cả triệu đồng để bố thí nhưng vẫn không thể quý bằng người nghèo giúp được một người qua cơn đói với bữa cơm đạm bạc.
Thời xưa đã có người từng hỏi Phật: “Con nghèo quá, không có gì để bố thí cả”. Phật trả lời: “Không ai nghèo đến mức không có một hạt cơm để bố thí cho con kiến”.
Sự cố gắng chia sẻ thiếu thốn với người khó khăn hơn mình là phước đức rất lớn, là quà tặng của đất trời ban tặng cho người nghèo. Nhờ vậy mà cuộc sống sẽ được tốt dần lên.
0 nhận xét